ads slot

Bài viết mới nhất:

Hướng dẫn cách tổ chức Lễ đầy tháng cho trẻ sơ sinh.

Ngày làm Lễ đầy tháng cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình gửi gắm ước muốn tốt đẹp của thế hệ trước đối với thế hệ con cháu của mình. Việc cúng đầy tháng cho bé đúng cách cũng là một bài toán không đơn giản đối với những người làm mẹ.

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.

Văn hóa truyền thống người Việt Nam từ xưa đến nay rất coi trọng những ngày lễ kỉ niệm quan trọng. Đặc biệt là Lễ đầy tháng cho bé trai hoặc bé gái trong gia đình, đó là một trong những sự kiện trọng đại ghi nhận sự phát triển và khôn lớn của đứa trẻ. Ngày làm Lễ đầy tháng cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình gửi gắm ước muốn tốt đẹp của thế hệ trước đối với thế hệ con cháu của mình. Việc cúng đầy tháng cho bé đúng cách cũng là một bài toán không đơn giản đối với những người làm mẹ. Sau đây là một số hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé mà các mẹ có thể tham khảo:

1. Các Mụ bà và Đức thầy khi cúng đầy tháng

Việc tổ chức đầy tháng cho trẻ nhằm tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra đứa trẻ mà còn là để trình với họ hàng hai bên về đứa bé sau một tháng ra đời. Theo quan niệm dân gian người Việt Nam có câu “Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ” để chỉ tục làm đầy tháng tức là cũng cho bà Chúa trông coi toàn diện và 12 bà Mụ có công nặn ra đứa trẻ, mỗi bà Mụ đảm nhận một chức năng riêng. Cụ thể 12 bà Mụ gồm:

- Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sinh).

- Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sinh).

- Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai).

- Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.

- Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai).

- Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sinh).


Việc tổ chức đầy tháng cho trẻ nhằm tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra đứa trẻ mà còn là để trình với họ hàng hai bên về đứa bé sau một tháng ra đời.

- Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).

- Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh).

- Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).

- Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).

- Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử).

- Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Ngoài ra, còn có 3 Đức thầy: Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai. Mỗi vùng miền có một cách cúng khác nhau và thay đổi dần theo cuộc sống hiện đại.

2. Thời gian tính đầy tháng

Trong dân gian những đứa trẻ sau khi sinh thường ở trong nhà, không tiếp xúc với nhiều người nên dịp đầy tháng chính là cách thông báo rõ ràng nhất với mọi người về sự xuất hiện thành viên mới trong gia đình.

Ngày đầy tháng của trẻ được căn cứ vào lịch âm và tùy thuộc vào giới tính con trai hay con gái. Nếu là con gái thì ngày đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày tính từ ngày sinh, nếu là con trai thì lùi lại một ngày tính từ ngày sinh. Người xưa hay truyền miệng nhau là gái dời 2 trai dời 1 để chỉ ý nghĩa này. Lễ cúng được thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối.

3. Lễ vật cúng đầy tháng

Cúng Mụ bà: 3 đĩa xôi, 3 tô chè, 12 chén chè.

Cúng Đức thầy: 3 chén cháo, 1 tô cháo, 1 con gà chéo cánh luộc chín.

Ngoài ra, có thể cúng thêm những lễ vật khác như:12 đôi hài xanh, 12 nén vàng màu xanh, 12 bộ váy áo xanh, 12 miếng trầu cánh phượng, 12 bộ đồ chơi, 12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm, 12 phần bánh kẹo .

Mâm cúng đương nhiên không thể thiếu chén, dĩa, muỗng, đũa, nhang đèn, rượu, nước, 1 dĩa hoa quả.


Lễ vật chính để cúng đầy tháng không thể thiếu xôi, chè.

4. Bài khấn khi cúng

Người thực hiện là người trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lẽ, thắp ba nén nhang khấn nguyện: Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), ngày cháu (nội hay cháu ngoại) họ tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh mụ bà và tam đức ông rước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đìn an vui, hạnh phúc.

5. Nghi thức khai hoa

Nghi thức khai hoa hay còn gọi là nghi lễ “ bắt miếng”. Đứa trẻ được đặt ngay trên bàn giữa chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

6. Kết thúc lễ

Sau nghi thức khai hoa là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.

Lễ đầy tháng là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng con người không chỉ biết có hiện tại, tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của gia đình – xã hội. Đồng thời Lễ đầy tháng còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ trước đối với các thế hệ kế thừa.


TH (Thế giới trẻ)
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét